Trong bối cảnh kinh tế thế giới phát triển với tốc độ chóng mặt như ngày nay, mối quan hệ hợp tác và sự trao đổi giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng, tiếng Anh trở thành một công cụ cần thiết phải có. Hiểu được điều này, 4Life English Center (e4Life.vn) tổng hợp các thông tin đầy đủ nhất về ngành tiếng Anh thương mại (Business English) ngay trong bài viết dưới đây để giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành này. Hãy cùng tìm hiểu ngay!
1. Tiếng Anh thương mại (Business English) là gì?
Tiếng Anh thương mại được hiểu là một phần, một bộ phận nằm trong Ngôn ngữ Anh. Đây được coi là một chuyên ngành trong học tập và giảng dạy tiếng Anh. Ngành này cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu và thuật ngữ tiếng Anh thuộc các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh. Ngoài ra, ngành còn đào tạo cho sinh viên ngành biên – phiên dịch các tài liệu, văn bản trong doanh nghiệp.
Bênh cạnh đó, người học được rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong môi trường kinh doanh quốc tế. Đó là các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phát, thương lượng với đối tác nước ngoài, với khách hàng hay cư xử trong công ty. Có thể nói đây là một ngành khá hot trong thời điểm hiện tại được rất nhiều bạn lựa chọn để theo học.
2. Tiếng Anh thương mại khác gì so với tiếng Anh thông thường?
2.1. Sự rõ ràng trong giao tiếp và các văn bản kinh doanh
Ta có thể thấy được sự khác biệt rất rõ ràng giữa tiếng Anh thương mại và tiếng Anh thông thường ngay trong tên gọi của nó. Với Tiếng Anh kinh doanh thương mại, nó liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, được dùng trong môi trường kinh doanh thay vì các chủ đề giao tiếp hàng ngày thông dụng. Khi sử dụng Anh văn thương mại, sự rõ ràng, logic, mạch lạc là yếu tố cực kỳ cần thiết. Trong giao tiếp trực tiếp, nếu việc truyền đạt thiếu dễ hiểu sẽ gây mất thời gian, thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp. Trong một vài trường hợp ảnh hưởng tới các quyết định sống còn của doanh nghiệp. Đặc biệt trong các hợp đồng hay văn bản kinh doanh, yếu tố này càng quan trọng hơn bao giờ hết. Do vậy, để theo đuổi ngành nghề này thì đó là một sự nỗ lực nghiêm túc không ngừng nghỉ.
2.2. Từ vựng ngắn, trực tiếp
Bởi tính chất là cần sự rõ ràng, mạch lạc, logic mà 4Life English Center đã đề cập ở trên, khi sử dụng tiếng Anh thương mại, bạn cần tránh một số lỗi như sau:
- Lời nói sáo rỗng
Trong kinh doanh, bạn nên tránh sử dụng các cụm từ tiếng Anh mang tính ẩn dụ, nhiều tầng ý nghĩa dễ gây hiểu lầm cho người nghe.
Ví dụ: lasted an eternity, one man’s trash is another man’s treasure, at the speed of light, time heals all wounds…
- Thành ngữ, tục ngữ
Ví dụ: Sử dụng “explode” thay cho “blow up”
Các động từ dài: sử dụng các động từ ngắn đồng nghĩa để thay thế.
Ví dụ: The early bird gets the worm; he hit a home run with that project!
Cụm động từ (phrasal verbs): hãy tránh sử dụng các cụm động từ khi bạn có thể sử dụng động từ đơn.
2.3. Ngữ pháp đơn giản nhưng hiệu quả
Trong tiếng Anh thương mại, để đảm bảo tính dễ hiểu, bạn nên sử dụng các cấu trúc ngữ pháp đơn giản. Các ngữ pháp phức tạp chỉ nên sử dụng trong tiếng Anh mang tính học thuật hay trong các kỳ thi như IELTS. Các thì nên dùng đó là Hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, quá khứ đơn, tương lai đơn,…
==> Tìm hiểu thêm các khóa học tiếng Anh tại 4Life:
- Khoá học luyện thi TOEIC Online
- Khóa học luyện thi IELTS Online
- Luyện thi TOEIC Đà Nẵng
- Luyện thi IELTS Đà Nẵng
- Khóa học tiếng Anh giao tiếp Đà Nẵng
3. Học ngành tiếng Anh thương mại có khó không?
Học tiếng Anh kinh doanh khó không là câu hỏi của rất nhiều bạn khi có ý định lựa chọn chuyên ngành này để theo học. Thông thường, 2 năm đầu của Đại học, bạn sẽ được học các môn đại cương. Tới năm 3, đây là thời điểm rất quan trong khi bạn được lựa chọn chuyên ngành mà mình mong muốn. Một vài ngành được đào tạo như: Tiếng Anh du lịch, tiếng Anh thương mại, biên – phiên dịch,… Tương tự như các chuyên ngành khác trong Ngôn ngữ Anh, khi học Tiếng Anh thương mại, bạn cần chuẩn bị cho mình vốn kiến thức và các kỹ năng ngôn ngữ nhất định. Trước khi bước vào chuyên ngành chính, sinh viên Ngôn ngữ Anh phải hoàn thiện được kỹ năng nghe – nói – đọc – viết trên mức trung bình.
Không chỉ học các kiến thức về tiếng Anh, sinh viên ngành này được học rất nhiều các kiến thức về kinh doanh và kinh tế. Một số môn yêu cầu bạn có thể gặp là Quản trị học, Marketing cơ bản, Kinh tế vi mô, Nguyên lý kế toán, Nghiệp vụ xuất nhập khẩu… Bên cạnh đó là một số môn rèn luyện kỹ năng như thuyết trình hay viết luận. Và toàn bộ đều sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh. Đây vừa là cơ hội để các bạn tiếp xúc với ngoại ngữ này mỗi ngày nhưng cũng là khó khăn bởi giáo trình sẽ rất nặng và khó, đòi hỏi bạn cần phải cố gắng hơn rất nhiều để có thể hiểu hết các kiến thức mà giảng viên truyền đạt.
4. Cơ hội nghề nghiệp ngành tiếng Anh thương mại
- Thông dịch viên tiếng Anh thương mại
Như đã đề cập ở trên, cơ hội việc làm cho sinh viên ngành này là rất nhiều bởi sử mở rộng giao lưu kinh tế ngày nay. Nước ta đẩy mạnh việc hội nhập với các nước quốc tế. Điều này tạo điều kiện cho ngành thông dịch phát triển, đặc biệt đối với ngành ngôn ngữ Anh.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm biên – phiên dịch, hay làm việc tại các công ty đa quốc gia, tổ chức quốc tế…
- Content Writer
Đây là một ngành thuộc lĩnh vực Marketing đang rất hot và được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay. Nếu bạn là một người đam mê công việc viết lách, có khả năng học hỏi cộng với vốn ngoại ngữ của mình, bạn hoàn toàn có thể thử sức với vị trí biên tập hay sáng tạo nội dung. Content Writer không bắt buộc bạn phải là một sinh viên Marketing mới làm được. Tuy nhiên, bạn cần có sự chủ động học hỏi, tìm tòi cái mới, thường xuyên đọc sách, viết lách, chắc chắn bạn sẽ thành công với vị trí này. Nếu không thích môi trường công sở, bạn có thể làm việc như một freelancer.
- Chuyên viên xuất nhập khẩu
Đây là một ngành đầy tiềm năng và khá thích hợp với sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh thương mại. Khi trở thành một chuyên viên xuất nhập khẩu, bạn sẽ đảm nhiệm một số công việc liên quan đến chứng từ, hợp đồng, quy trình xuất nhập khẩu…
Bên cạnh đó, khả năng tin học và trình độ ngoại ngữ cũng là những yếu tố giúp bạn có được việc làm trong ngành nghề này. Sinh viên sau khi ra trường có thể học khóa đào tạo ngắn hạn hoặc xin vào tổ chức với vị trí là thực tập sinh để trau dồi thêm kinh nghiệm của mình.
- Trợ lý hay thư ký giám đốc
Công việc này đòi hỏi bạn phải có kiến thức về nghiệp vụ văn phòng, cách khắc phục vấn đề, bố trí thời gian, lên kế hoạch cho cấp trên… Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị cho mình vốn ngôn ngữ đủ để đáp ứng các nhiệm vụ như dịch hợp đồng, giao tiếp với đối tác nước ngoài… Sinh viên có thể tham gia những khóa đào tạo nghiệp vụ văn phòng ngắn hạn trước khi ứng tuyển vào vị trí này.
- Hướng dẫn viên du lịch
Đây là nghề rất phù hợp cho các bạn học chuyên ngành tiếng Anh du lịch. Du lịch của nước ta ngày càng phát triển và sẽ phát triển mạnh hơn trong tương lai, do vậy các bạn theo học ngành này có cơ hội việc làm rất rộng mở. Đặc biệt, các bạn cần trau dồi kỹ năng giao tiếp, sự tự tin trước đám đông, đọc nhiều về các tạp chí du lịch. Chắc chắn sẽ hỗ trợ các bạn rất nhiều cho công việc sau này.
5. Tổng hợp kiến thức quan trọng chuyên ngành tiếng Anh thương mại
5.1. Từ vựng chuyên ngành tiếng Anh thương mại
5.1.1. Từ vựng các từ viết tắt trong tiếng Anh thương mại
- department (dept): Phòng, ban
- Chief Executive Officer (CEO): Giám đốc điều hành
- post scriptum (p.s.): Chú thích, ghi chú (tái bút trong thư, email,…)
- exempli gratia (for example) (e.g.): Ví dụ
- volume (vol): Âm lượng, khối lượng
- with reference to (re / ref): Nguồn, tham khảo
- at (@): Thường được theo sau bởi địa chỉ, một phần của địa chỉ email
- please (pls): Làm ơn
- approximately (approx): Xấp xỉ
- advertisement (ad/advert): Quảng cáo
- research and development (R & D): Nghiên cứu và phát triển
- centimetre (cm): Cen-ti-met
- post meridiem (after noon) (p.m.): Buổi chiều
- document (doc.): Tài liệu
- estimated time of arrival (ETA): Thời gian dự kiến nhận hàng
- return on investment (ROI): Tỷ suất hoàn vốn
- for the attention of (attn): Gửi cho ai (ở đầu thư)
- Extraordinary General Meeting (EGM): Đại hội bất thường
- personal assistant (PA): Trợ lý cá nhân
- Cash On Delivery (COD): Dịch vụ chuyển phát hàng thu tiền hộ
- weekly (wkly): Hàng tuần
- limited (company) (Ltd): Công ty trách nhiệm hữu hạn
- company (Co): Công ty
- ante meridiem (a.m.): Buổi sáng
- account of (a/o): Thay mặt, đại diện
- quantity (qty): Chất lượng
- public relations (PR): Quan hệ công chúng
- per annum (per year) (p.a.): Hàng năm
- Automated Teller Machine (ATM): Máy rút tiền tự động
- et caetera (etc): Vân vân
- as soon as possible (ASAP): Càng nhanh càng tốt
- laboratory (lab.): Phòng thí nghiệm
- per week (p.w.): Hàng tuần
- number (no.): Số
- Gross Domestic Product (GDP): Tổng thu sản phẩm nội địa
- very important person (VIP): Khách quan trọng
- public limited company (Plc): Công ty trách nhiệm hữu hạn đại chúng
- Authorized Version (A.V.): Phiên bản ủy quyền
- account (a/c): Tài khoản
- care of (c/o): Gửi cho ai (ở đầu thư)
- please turn over (PTO): Lật sang trang sau
- blind carbon copy (bcc): Chuyển tiếp email cho nhiều người Cùng một lúc mà người nhận không thấy được những người còn lại
- administration, administrative (admin): Hành chính, quản lý
- year (yr): Năm
- month (mo): Tháng
- any other business (AOB): Doanh nghiệp khác
- stamped addressed envelope (s.a.e.): Phong bì có dán tem
- Annual General Meeting (AGM): Hội nghị toàn thể hàng năm
- carbon copy (cc): Chuyển tiếp email cho nhiều người cùng một lúc mà người nhận thấy được những người còn lại
- not applicable (N/A): Dữ liệu không xác định
- repondez s‘il vous plait (please reply) (RSVP): Yêu cầu thư trả lời
- nota bene (it is important to note) (NB): Thông tin quan trọng
- per pro (used before signing in a person’s absence) (p.p.): Vắng mặt
- obsolete (obs.): Quá hạn
- value added tax (VAT): Thuế giá trị gia tăng
5.1.2. Từ vựng tiếng Anh thương mại trong sử dụng cuộc họp
- Interrupt: Ngắt lời, làm ngắt quãng
- Summary: Tóm tắt lại
- Attendee: Thành phần tham gia cuộc họp
- Clarify: Làm sáng tỏ
- Unanimous: Nhất trí, đồng thuận chung
- Main point: Ý chính
- Item: Một vấn đề cần giải quyết trong cuộc họp
- Deadline: Thời gian cố định trong tương lai để hoàn thành hiện vụ nào đó
- Consensus: Sự đồng thuận chung
- Alternative: Lựa chọn, khả năng thay thế
- Decision: Quyết định
- Objective: Mục tiêu của cuộc họp
- Conference call: Cuộc gọi hội đàm
- Absentee: Vắng mặt
- Show of hands: Thể hiện sự đồng ý
- Task: Nhiệm vụ
- Video conference: Hội nghị qua video
- Casting vote: Người chủ trì quyết định khi kết quả biểu quyết bằng nhau
- Recommend: Đưa là lời khuyên, tiến cử
- Vote: Biểu quyết
- I-conference: Hội nghị trực tuyến
- Agenda: Danh sách các vấn đề cần giải quyết trong cuộc họp
- Minutes: Biên bản cuộc họp
- Proxy vote: Bầu phiếu bằng ủy quyền
- Proposal: Thỉnh cầu, yêu cầu
- Ballot: Bỏ phiếu kín
- Point out: Chỉ ra
- Conference: Hội nghị
5.1.3. Từ vựng tiếng Anh thương mại chuyên ngành kinh doanh
- Loan: Khoản vay
- Broke(be broke): Phá sản
- Cashier: Thu ngân
- Donate: Làm từ thiện
- Owe: Nợ
- Currency: Đơn vị tiền tệ
- Petty cash: Quỹ tạp chi
- Receipt: Hóa đơn
- Cash: Tiền mặt
- Lend: Cho mượn, cho vay
- Legal tender: Đồng tiền pháp định
- Borrow: Mượn, vay
- Withdraw: Rút tiền từ tài khoản
- Coin: Tiền xu
- Exchange rate: Tỷ giá hối đoái
- Banknote: Giấy bạc ngân hàng
- Interest: Tiền lãi
- Deposit: Tiền gửi
- Invest: Đầu tư
- Budget: Ngân sách
- Debt: Nợ
- Cheque(US: check): Ngân phiếu, séc
- Refund: Khoản tiền hoàn trả
- Bitcoin: Tiền điện tử
- Fee: Chi phí
- Instalment: Khoản trả mỗi lần, phần trả mỗi lần
5.1.4. Từ vựng tiếng Anh về các loại hình công ty
- Consortium/ corporation: Tập đoàn
- Company: Công ty
- Subsidiary: Công ty con
- Private company: Công ty tư nhân
- Affiliate: Công ty liên kết
- Joint Stock company: Công ty cổ phần
- Limited Liability company: Công ty TNHH
5.1.5. Từ vựng tiếng Anh về các phòng ban trong công ty
- Financial department: Phòng tài chính
- Department: Phòng, ban
- Shipping department: Phòng vận chuyển
- Purchasing department: Phòng sắm vật tư
- Wholesaler: Cửa hàng bán sỉ
- Branch office: Chi nhánh
- Research & Development department: Phòng nghiên cứu và phát triển
- Regional office: Văn phòng địa phương
- Administration department: Phòng hành chính
- Outlet: Cửa hàng bán lẻ
- Headquarters: Trụ sở chính
- Sales department: Phòng kinh doanh
- Accounting department: Phòng kế toán
- Representative office: Văn phòng đại diện
- Personnel department/ Human Resources department (HR): Phòng nhân sự
5.1.6. Từ vựng tiếng Anh về các chức vụ trong công ty
- Associate, colleague, co-worker: Đồng nghiệp
- Receptionist: Nhân viên lễ tân
- Trainee: Thực tập viên
- Representative: Người đại diện
- Employer: Người sử dụng lao động
- Manager: Quản lý
- Executive: Thành viên ban quản trị
- Director: Giám đốc
- Team Leader: Trưởng nhóm
- Supervisor: Người giám sát
- Deputy of department: Phó trưởng phòng
- Clerk/ secretary: Thư ký
- Deputy/ vice director: Phó giám đốc
- Treasurer: Thủ quỹ
- Head of department: Trưởng phòng
- CEO (chief executive officer): Tổng giám đốc
- Collaborator: Cộng tác viên
- The board of directors: Hội đồng quản trị
- Founder: Người sáng lập
- Trainer: Người đào tạo
- Secterary: Thư kí
- Shareholder: Cổ đông
- Agent: Đại lý, đại diện
- Employee: Nhân viên/người lao động
5.1.7. Từ vựng tiếng Anh về các hoạt động liên quan đến công ty
- Downsize: Cắt giảm nhân công
- Franchise: Nhượng quyền thương hiệu
- Merge: Sáp nhập
- Establish (a company): Thành lập (công ty)
- Do business with: Làm ăn với
- Go bankrupt: Phá sản
- Diversify: Đa dạng hóa
5.1.8. Một số từ vựng tiếng Anh thương mại khác
- Planned economy: Kinh tế kế hoạch
- Micro-economic: Kinh tế vi mô
- Dumping: Bán phá giá
- Financial policies: Chính sách tài chính
- National economy: Kinh tế quốc dân
- Diversify: Đa dạng hóa
- International economic aid: Viện trợ kinh tế quốc tế
- Franchise: Nhượng quyền thương hiệu
- Average annual growth: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm
- Tranfer: Chuyển khoản
- Indicator of economic welfare: Chỉ tiêu phúc lợi kinh tế
- Downsize: Cắt giảm nhân công
- Depreciation: Khấu hao
- Market economy: Kinh tế thị trường
- Invoice: Hóa đơn
- Foreign currency: Ngoại tệ
- Customs barrier: Hàng rào thuế quan
- Moderate price: Giá cả phải chăng
- Rate of economic growth: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Establish (a company): Thành lập (công ty)
- Mortage: Cầm cố , thế nợ
- Economic blockade: Bao vây kinh tế
- Account holder: Chủ tài khoản
- Per capita income: Thu nhập bình quân đầu người
- Merge: Sáp nhập
- Joint venture: Công ty liên doanh
- Diversify: Đa dạng hóa
- Earnest money: Tiền đặt cọc
- Turnover: Doanh số, doanh thu
- Surplus: Thặng dư
- Macro-economic: Kinh tế vĩ mô
- Guarantee: Bảo hành
- Price boom: Việc giá cả tăng vọt
- Economic cooperation: Hợp tác kinh tế
- Embargo: Cấm vận
- Inflation: Sự lạm phát
- Share: Cổ phần
- Confiscation: Tịch thu
- Offset: Sự bù đáp thiệt hại
- Home/ Foreign maket: Thị trường trong nước/ ngoài nước
- Instalment: Phần trả góp mỗi lần cho tổng số tiền
- Revenue: Thu nhập
- Financial year: Tài khoá
- Preferential duties: Thuế ưu đãi
- Do business with: Làm ăn với
- Hoard/ hoarder: Tích trữ/ người tích trữ
- Conversion: Chuyển đổi (tiền, chứng khoán)
- Interest: Tiền lãi
- Capital accumulation: Sự tích lũy tư bản
- Insurance: Bảo hiểm
- Go bankrupt: Phá sản
- Real national income: Thu nhập thực tế
- Agent: Đại lý, đại diện
- Distribution of income: Phân phối thu nhập
- Mode of payment: Phuơng thức thanh toán
- Regulation: Sự điều tiết
- Payment in arrear: Trả tiền chậm
- Monetary activities: Hoạt động tiền tệ
- Liability: Khoản nợ, trách nhiệm
- Shareholder: Người góp cổ phần
- Speculation/ speculator: Đầu cơ/Người đầu cơ
5.2. Tổng hợp Website giúp bạn tự học tiếng Anh thương mại
5.2.1. BBC Learning English
Khỏi phải nói, đây là kênh vừa cập nhật các tin tức kinh tế, thời sự trong ngày vừa là trợ thủ đắc lực cho việc học tiếng Anh thương mại. Bạn sẽ tìm thấy kha khá các nguồn tài liệu tiếng Anh tại đây. Ngoài ra các bản tin tức chỉ kéo dài 6 phút nên rất phù hợp cho việc học. Bạn có thể làm các bài tập trắc nghiệm, luyện kỹ năng nghe tiếng Anh – Anh thông qua việc nghe các bản tin này.
5.2.2. Breaking News English
Trang web này chứa hàng nghìn bài tập tiếng Anh đa dạng về thể loại, nội dung, hình thức và cấp độ người học. Việc bạn cần làm là tìm kiếm một bài báo liên quan tới kinh doanh hoặc các tin tức thế giới để hoàn thiện bài tập.
5.2.3. Business English Site
Trang web cung cấp các bài tập ngữ pháp và từ vựng không chỉ liên quan tới tiếng Anh kinh doanh mà còn về chuyên ngành công nghệ thông tin, y dược… Giao diện của website thân thiện, dễ nhìn. Sau khi truy cập, bạn có thể lựa chọn loại bài tập để thực hành, từ bài đọc hiểu, nghe hiểu cho tới trắc nghiệm ngữ pháp.
5.2.4. English Business Pod
Người học sẽ phải trả phí thành viên để có thể sử dụng các dịch vụ mà website cung cấp. Tuy nhiên bạn sẽ được học thử trước khi quyết định có đăng ký thành viên nhóm hay không. Website chứa các tệp âm thanh dài về đa dạng nội dung trong hoạt động kinh tế, kinh doanh như đàm phán, họp, thuyết trình, quản lý, giao tiếp…
5.2.5. Your Business English
Trang web này sẽ cung cấp nguồn tài liệu khổng lồ và hoàn toàn miễn phí về tiếng Anh thương mại. Bạn có thể tìm thấy các nội dung về phỏng vấn, các lỗi thường gặp khi giao tiếp tiếng Anh trong công việc, cách giao tiếp tiếng Anh bằng văn bản, thậm chí có mục dành riêng cho giáo viên.
5.3. Tài liệu học tiếng Anh thương mại tốt nhất hiện nay
5.3.1. Business English: Student’s Book (Career Paths)
Đây là tài liệu được rất nhiều sinh viên lựa chọn để học. Cuốn sách này cung cấp các chủ đề về kinh doanh trong các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, tiêu chuẩn chất lượng và chiến lược kinh doanh,… Các nội dung trong tài liệu này có thể kể tới:
- Các đoạn đọc thực tế trong môi trường kinh doanh quốc tế
- 45 bài kiểm tra đọc và nghe hiểu
- Các bài tập nói và viết được hướng dẫn một cách cụ thể
- 400 từ vựng và cụm từ được sắp xếp theo độ khó tăng dần
- Tổng hợp chú giải và cụm từ được sử dụng trong tiếng Anh thương mại đầy đủ nhất
- Các cuộc đối thoại dành riêng cho từng nghề nghiệp
- Các đĩa CD âm thanh về các tài liệu đính kèm.
==> Link tải sách tại đây
5.3.2. Business Vocabulary in Use Elementary to Pre‑intermediate
Cuốn sách này đặc biệt có hữu ích cho các bạn muốn gia tăng vốn từ vựng tiếng Anh kinh doanh của mình. Sách được cập nhật các từ thường được sử dụng trong thương mại ngày nay, giải thích nghĩa và cách diễn đạt hợp lý. Không dừng lại ở đó, các kiến thức trong cẩm nang này còn giải thích thực tiễn kinh doanh và sự phát triển của công nghệ gần đây. Với vốn từ vựng được rút ra từ Cambridge International Corpus, một bộ sưu tập tiếng Anh thực tế được biên soạn từ các nguồn xác thực. Sách đi kèm với một bản CD cung cấp các bài tập thực hành, trò chơi, âm thanh giúp người học tiếp cận các kiến thức một cách dễ dàng và sinh động hơn.
5.3.3. New International Business English: Communication
Nếu 2 tài liệu được giới thiệu ở trên giúp bạn cập nhật vốn từ vựng kinh doanh thì đây là quyển cẩm nang giúp bạn rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết. Nó bao gồm nhiều giao tiếp qua điện thoại, kỹ năng hội họp, kỹ năng đàm phán trong kinh doanh. Tài liệu này đặc biệt có hữ ích đối với các bạn có khả năng tiếng Anh trung cấp trở lên.
5.3.4. Speak Business English Like an American: Learn the Idioms & Expressions You Need to Succeed on the Job!
Tiếng Anh của người Mỹ thường phóng khoáng hơn so với tiếng Anh của người Anh. Sẽ như thế nào nếu trong một cuộc họp hay đàm phán, bạn không thể hiểu hết được đối tác người Mỹ của mình đang nói gì bởi họ dùng quá nhiều cụm từ và cách diễn đạt. Đây là sẽ là bí kíp giúp bạn vượt qua rào cản đó. Bạn sẽ được học các thành ngữ và các cách diễn đạt thông dụng của người Mỹ hàng ngày trong công việc. Giống như cái tên của sách, Speak Business English Like an American sẽ giúp bạn nói tiếng Anh thương mại như người Mỹ, tự tin hơn trong giao tiếp.
5.3.5. Cambridge Business English Dictionary
Cuốn sách cuối cùng mà 4Life English Center muốn giới thiệu cho các bạn là Cambridge Business English Dictionary. Đây là tài liệu tuyệt vời cho sinh viên ngành tiếng Anh thương mại hay bất kỳ ai sử dụng tiếng Anh cho công việc. Cuốn từ điển chuyên dụng này có hơn 35000 cụm từ dành riêng cho doanh nghiệp. Nó cũng bao gồm trợ giúp về cách sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên trong các tình huống kinh doanh như cuộc họp, cuộc gọi hội nghị và email.
Trên đây là những thông tin tổng quan và một số tài liệu về ngành tiếng Anh thương mại mà 4Life English Center (e4Life.vn) đã tổng hợp. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã thu được thật nhiều thông tin hữu ích cho việc học tập của mình. Chúc bạn học tốt!
Tham khảo thêm: