Bạn đang muốn tìm hiểu cho mình một lộ trình học ngữ pháp tiếng Anh cho người mới bắt đầu thật rõ ràng, cụ thể và đem lại được hiệu quả học tập? Vậy thì bài viết này dành cho bạn. Hãy cùng tham khảo lộ trình học ngữ pháp được chia sẻ dưới đây của 4Life English Center (e4Life.vn) nhé!
1. Tạo động lực học Tiếng Anh cho bản thân
- Đối với học viên nhỏ tuổi
Trong thời đại hiện nay thì Tiếng Anh là một ngôn ngữ vô cùng quan trọng. Ba mẹ nào cũng luôn mong con mình học giỏi Tiếng Anh vì nó giúp ích cho tương lai con của họ.
Một lời khuyên cho các phụ huynh khi có con là học sinh tiểu học hoặc trung học và bị mất căn bản Tiếng Anh thì tốt nhất là hãy thuyết phục các con một cách nhẹ nhàng. Vì trẻ con chưa thể xác định mục tiêu họ rõ ràng như người lớn. Phần lớn các con phụ thuộc vào quyết định của ba mẹ. Để có thể thú hút bọn trẻ thì cách tốt nhất là đơn giản hóa các bài học, giúp bài học dễ hiểu và tạo sự hứng thú.
Những sơ đồ tư duy và các trò chơi sẽ phù hợp để dạy trẻ nhỏ, vì đa số trẻ nhỏ thường thích vui chơi. Tạo cho trẻ một môi trường học Tiếng Anh thú vị vừa học vừa chơi cũng là phương pháp hiệu quả. Một yếu tố khác giúp tạo động lực là khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc và chia sẻ trải nghiệm về việc học Tiếng Anh. Đây là giai đoạn trẻ luôn tìm tòi những điều mới mẻ và các bậc phụ huynh nên dành thơi gian quan tâm để chúng được phát triển tốt nhất.
- Đối với học viên lớn tuổi
Đối với những người lớn tuổi hơn, họ biết đặt ra mục tiêu cho mình khi học Tiếng Anh thực tế hơn so với nhóm học viên nhỏ tuổi. Bởi vì sử dụng thạo Tiếng Anh sẽ giúp ích tới nghề nghiệp tương lai sau này. Do đó việc đặt mục tiêu học Tiếng Anh gắn liền với công việc sẽ tạo động lực học lâu dài cho các bạn. Có nhiều người còn học Tiếng Anh với mục tiêu du học hay định cư nước ngoài.
2. Lộ trình học ngữ pháp tiếng Anh cho người mới bắt đầu
2.1. Học ngữ pháp tiếng Anh căn bản (Basic Grammar): Từ 2 đến 4 tháng
Đây là bước đầu tiên của lộ trình học ngữ pháp tiếng anh cho người mới bắt đầu, ngoài ra lộ trình này còn phù hợp với những bạn muốn hệ thống lại kiến thức ngữ pháp.
Basic Grammar tóm tắt toàn bộ những chuyên đề ngữ pháp quan trọng nhất trong Tiếng Anh.
Nhiều người thường có nguy cơ mất căn bản ở những bài này. Vì thế các bạn nên học thật kỹ, nắm thật chắc từng chuyên đề trước khi bước qua chuyên đề mới nhé.
- Phần 1: Từ loại và các thì
Điểm qua chút về cấu trúc câu cơ bản trong Tiếng Anh bao gồm: Subject (S) + Verb (V) + Object (O) + Modifier
Dành từ và đại từ thường ở vị trí chủ ngữ hoặc tân ngữ. Tất nhiên các loại động từ sẽ dùng làm động từ, đừng quên chia động từ. Còn trạng từ và đôi khi là tính từ sẽ thường làm bổ ngữ.
Tuần tứ nhất: Đại từ
Bắt đầu học tất cả các loại đại từ, bao gồm: Đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu, tính từ sở hữu, đại từ phản thân, đại từ bất định,…
Tuần thứ 2: Danh từ
Cần phân biệt và hiểu rõ thế nào là danh từ chung, danh từ riêng, danh từ cụ thể, và danh từ trừu tượng. Bên cạnh đó, cần phải ghi nhớ kỹ phần sở hữu cách của danh từ.
Tuần thứ 3 và thứ 4: Động từ và chia thì cho động từ
Một thành phần cực kì quan trọng trong câu là động từ, sau đây là những phần cần nắm kĩ:
- Trợ động từ (be, have/has, do/does và động từ khiếm khuyết)
- Phân từ (hiện tại phân từ, quá khứ phân từ, phân từ hoàn thành)
- Danh động từ và động từ nguyên mẫu
- Bên cạnh đó cần nắm chắc cách chia động từ trong câu. Sau đây là một số thì quan trọng thường được sử dụng:
- Hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành, tương lai đơn
Tuần thứ 5: Tính từ, trạng từ và các dạng so sánh của tính từ/ trạng từ
- Phân biệt được tính từ và trạng từ, cách kết hợp của tính từ và danh từ, trạng từ và động từ.
- Các dạng so sánh của tính từ và trạng từ: so sánh hơn, so sánh nhất, so sánh bằng.
Tuần thứ 6: Giới từ và liên từ
- Nắm vững các giới từ phổ biến như: on, in, at và các cặp giới từ phổ biến thường đi với nhau.
- Liên từ: học kĩ các liên từ kết hợp (for, and, nor, but, or, yet, so) và liên từ phụ thuộc (như because, although, …)
Ôn tổng hợp các từ từ loại:
Sau 5 tuần học về các từ loại, nên dành thơi gian ôn tập thông qua các bài test để kiểm tra mức độ thông thạo các loại từ. Lúc này bạn nên tự đánh giá được những gì mà mình học được qua 6 tuần vừa rồi. Nếu đã đạt yêu cầu hãy qua học phần tiếp theo, còn nếu chưa được tốt lắm hãy ôn tập phần mình còn yếu.
- Phần 2: Cấu trúc của câu và mệnh đề
Tuần thứ 7: Câu điều kiện
Nắm rõ kiến thức và cách phân biệt các câu điều kiện loại 1, loại 2 và loại 3.
Tuần thứ 8: Câu bị động
Học về cấu trúc của câu bị động và cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động.
Tuần thứ 9: Câu tường thuật
Có 3 loại câu tường thuật cơ bản cần nắm là tường thuật câu hỏi, câu khẳng định, câu mệnh lệnh. Nắm vững cấu trúc và nguyên tắc của 3 loại trên.
Tuần thứ 10: Mệnh đề quan hệ
Nắm vừng cách dùng who và which, cách phân biệt đại từ quan hệ và trạng từ quan hệ. Cách để nối hai mệnh đề với nhau, câu có sử dụng mệnh đề quan hệ.
Những tuần cuối cùng: Ôn tập
Ôn tập tổng hợp kĩ về các từ loại, cấu trúc câu, và mệnh đề.
2.2. Học ngữ pháp tiếng Anh nâng cao (Advanced Grammar): Từ 8 đến 11 tháng
Đây là lộ trình học ngữ pháp nâng cao bao gồm toàn bộ chuyên đề ngữ pháp Tiếng Anh được sắp xếp logic và chặt chẽ với nhau. Ngoài ra còn phải hoàn thành các bài tập tổng hợp và làm bài kiểm tra đánh giá giữa các giai đoạn. Đây là lộ trình phù hợp với các học sinh, sinh viên có nhu cầu thi các chứng chỉ TOEIC, IELTS,…
- Phần 1: Tìm hiểu về từ loại
Thế nào là danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, mạo từ, liên từ. Cách sử dụng và kết hợp như thế nào? Cùng tìm hiểu qua các giai đoạn sau:
Tuần thứ nhất: Đại từ (pronouns)
- Tìm hiểu về các loại đại từ, bao gồm: Đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu, tính từ sở hữu, đại từ phản thân, đại từ bất định,…
- Thực hành các dạng bài tập về đại từ.
Tuần thứ 2: Danh từ (nouns)
- Nắm chắc lý thuyết về loại danh từ, hình thức của danh từ (danh từ đếm được, danh từ không đếm được), và sở hữu cách của danh từ.
- Thực hành các dạng bài tập về danh từ.
Tuần thứ 3: Cụm danh từ
- Cách kết hợp cụm danh từ (từ định lượng + danh từ, mạo từ + danh từ, tính từ + danh từ …)
- Thực hành các dạng bài tập về cụm danh từ.
Tuần thứ 4: Chủ ngữ giả
- Thế nào là chủ ngữ giả trong tiếng Anh? Tìm hiểu kĩ về nó.
- Thực hành các dạng bài tập về chủ ngữ giả.
Tuần thứ 5 và thứ 6: Động từ
- Học lý thuyết về các loại động từ trong tiếng Anh (danh động từ – động từ nguyên mẫu; phân từ; trợ động từ, …)
- Thực hành các dạng bài tập về động từ.
Tuần thứ 7: Giới từ
- Tìm hiểu về các loại giới từ trong Tiếng Anh.
- Thực hành các dạng bài tập về giới từ.
Tuần thứ 8: Cụm động từ
- Năm vững về cụm động từ và tìm các cụm động từ phổ biến trong Tiếng Anh.
- Thực hành các dạng bài tập về cụm động từ.
Tuần thứ 9: Tính từ
- Nắm chắc lý thuyết các loại tính từ và vị trí của tính từ trong câu/ thành phần câu.
- Thực hành các dạng bài tập về tính từ.
Tuần thứ 10: Trạng từ
- Nắm chắc lý thuyết các loại trạng từ (trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn, sự thường xuyên, v.v…) và hình thức của trạng từ. Cách phân biệt trạng từ và tính từ.
- Thực hành các dạng bài tập về trạng từ.
Tuần thứ 11: Cách so sánh của tính từ/ trạng từ
- Nắm vững lý thuyết các dạng so sánh tính từ/ trạng từ thông dụng (so sánh hơn kém, so sánh nhất, so sánh bằng, so sánh kép, …)
- Thực hành các dạng bài tập về so sánh của tính từ và trạng từ.
Tuần thứ 12: Liên từ và từ nối câu
- Tìm hiểu về liên từ nối các thành phần câu và từ nối các câu (Liên từ kết hợp, liên từ tương quan, liên từ phụ thuộc, …)
- Thực hành các dạng bài tập về liên từ và từ nối câu.
Tuần thứ 13 và 14: Ôn tập các dạng tổng hợp
Thực hành các dạng bài tập tổng hợp về từ loại và khắc phục yếu điểm.
- Phần 2: Học về các loại thì
Bước đầu tiên: Tìm hiểu về các thì của “Quá khứ”
Tuần thứ nhất: Quá khứ đơn
- Tìm hiểu cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết của thì quá khứ đơn. Phân biệt về các động từ bất quy tắc và có quy tắc.
- Thực hành bài tập của thì quá khứ đơn.
Tuần thứ 2: Quá khứ tiếp diễn
- Tìm hiểu cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết của thì quá khứ tiếp diễn.
- Thực hành bài tập của thì quá khứ tiếp diễn.
Tuần thứ 3: Quá khứ hoàn thành
- Tìm hiểu cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết của thì quá khứ hoàn thành.
- Thực hành bài tập của thì quá khứ hoàn thành.
Tuần thứ 4: Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
- Tìm hiểu cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết của thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn.
- Thực hành bài tập của thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn.
Bước thứ 2: Tìm hiểu về các thì của “Hiện tại”
Tuần thứ 5: Hiện tại đơn
- Tìm hiểu cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết của thì hiện tại đơn.
- Thực hành bài tập của thì hiện tại đơn.
Tuần thứ 6: Hiện tại tiếp diễn
- Tìm hiểu cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết của thì hiện tại tiếp diễn.
- Thực hành bài tập của thì hiện tại tiếp diễn.
Tuần thứ 7: Hiện tại hoàn thành
- Tìm hiểu cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết của thì hiện tại hoàn thành.
- Thực hành bài tập của thì hiện tại hoàn thành.
Tuần thứ 8: Hiện tại hoàn thành tiếp diễn
- Tìm hiểu cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết của thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn.
- Thực hành bài tập của thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn.
Bước thứ 3: Tìm hiểu về các thì của “Tương lai”
Tuần thứ 9: Tương lai đơn
- Tìm hiểu cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết của thì tương lai đơn.
- Thực hành bài tập của thì tương lai đơn.
Tuần thứ 10: Hiện tại gần
Tìm hiểu cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết của thì tương lai gần.
Thực hành bài tập của thì tương lai gần.
Tuần thứ 11: Tương lai tiếp diễn
Tìm hiểu cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết của thì tương lai tiếp diễn.
Thực hành bài tập của thì tương lai tiếp diễn.
Tuần thứ 12: Tương lai hoàn thành
Tìm hiểu cấu trúc, cách dùng, dấu hiệu nhận biết của thì tương lai hoàn thành.
Thực hành bài tập của thì hiện tại tương lai hoàn thành.
Tuần thứ 13 và 14: Ôn tập các dạng tổng hợp
Thực hành các dạng bài tập tổng hợp về các thì và đem vào thực tế sử dụng. Tìm hiểu những thì nào thông dụng nhất.
- Phần 3: Học về cấu trúc câu phức và mệnh đề
Nắm được lý thuyết và cách sử dụng các cấu trúc câu, biết được thế nào là mệnh đề quan hệ (tính từ), mệnh đề trạng ngữ, …
Bước thứ nhất: Các cấu trúc câu quan trọng
Tuần thứ nhất: Câu điều kiện
- Nắm vững cấu trúc và cách phân biệt các câu điều kiện loại 1, 2, 3 và câu điều kiện hỗn hợp.
- Thực hành bài tập của câu điều kiện.
Tuần thứ 2: Cấu trúc giả định
- Lý thuyết về cấu trúc giả định, thể giả định trong các cấu trúc As if/ as though, It’s time, wish, would rather, …
- Thực hành bài tập về cấu trúc giả định
Tuần thứ 3: Câu bị động
- Nắm chắc về cấu trúc câu bị động, cách chuyển qua câu bị động và các câu bị động thường gặp.
- Thực hành bài tập về câu bị động.
Tuần thứ 4: Câu tường thuật
- Nắm chắc về câu tường thuật. Có 3 loại là tường thuật câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu trực tiếp.
- Thực hành bài tập về câu tường thuật.
Tuần thứ 5: Đảo ngữ
Nắm chắc về các dạng đảo ngữ phổ biến. Thực hành bài tập về đảo ngữ
Tuần thứ 6: Câu hỏi đuôi
- Nắm chắc về câu hỏi đuôi, các dạng câu hỏi đuôi và lưu ý khi sử dụng câu hỏi đuôi.
- Thực hành bài tập về câu hỏi đuôi.
Tuần thứ 7: Câu chẻ
- Thế nào là câu chẻ, cấu trúc câu chẻ nhấn mạnh các thành phần câu.
- Thực hành bài tập về câu chẻ.
Tuần thứ 8 và 9: Ôn tập các dạng cáu trúc câu
Thực hiện các bài test về cấu trúc câu.
Bước thứ hai: Các mệnh đề
Tuần thứ 10: Mệnh đề quan hệ
- Nắm chắc về lý thuyết của mệnh đề quan hệ, các loại mệnh đề quan hệ, đại từ quan hệ, lưu ý về mệnh đề quan hệ.
- Thực hành bài tập về mệnh đề quan hệ.
Tuần thứ 11: Mệnh đề trạng ngữ
- Lý thuyết các loại mệnh đề trạng ngữ (chỉ mục đích, nguyên nhân, chỉ sự trái ngược,….)
- Thực hành bài tập về mệnh đề trạng ngữ.
Tuần thứ 12: Mệnh đề danh từ
- Nắm vững lý thuyết về mệnh đề danh từ.
- Thực hành bài tập về mệnh đề danh từ.
Tuần thứ 13: Rút gọn mệnh đề
- Học cách để rút gọn mệnh đề quan hệ, mệnh đề trạng ngữ, và mệnh đề danh từ.
- Thực hành bài tập về rút gọn mệnh đề.
Những tuần còn lại: Ôn tập tổng hợp các cấu trúc câu và mệnh đề
3. Những lưu ý quan trọng khi bắt đầu lộ trình học ngữ pháp tiếng Anh cho người mới bắt đầu
Lưu ý thứ nhất: Bạn không cần phải biết rõ tất cả mọi thứ
Bạn không cần biết tất cả mọi thứ cùng lúc mà tập trung vào thứ diễn ra trước mắt bạn. Không cần đi quá xa về các chủ đề học hiện tại. Việc này sẽ giúp bạn học tập trung và tránh xáo trộn kiến thức. Học theo lộ trình vào không nên đảo ngược vị trí các từ loại khi học.
Việc học một ngôn ngữ không thể trong ngày một ngày hai. Cũng như việc học Tiếng Anh phải mất ít nhất là vài năm hay hàng chục năm mới có thể được xem là chuyên gia. Việc bạn không thể hiểu biết hết những từ vựng hay chủ đề nào đó không phải điều quá lạ vì thế không gì phải xấu hổ. Điều bạn cần làm là trao dồi từ từ kiến thức vì học không bao giờ là đủ.
Lưu ý thứ hai: Sử dụng sơ đồ câu (sentence diagram)
Hãy hoạch định cho bản thân một sơ đồ đơn giản để dễ dàng thực hiện và theo dõi. Ngoài ra, trong khi học từ vụng và ngữ pháp, bạn cũng nên tạo ra những sơ đồ câu để việc tiếp thu kiến thức dễ dàng hàng hơn.
Việc cần làm là chọn một từ vựng Tiếng Anh và xem cách nó được sử dụng như thế nào, chức năng của từ vựng đó trong câu. Cuối cùng là biến tất cả những gì bạn thu thập được về từ vựng này thành một sơ đồ tư duy học tập. Nó cũng khá hữu dụng khi học ngữ pháp vì nó giúp bạn giải thích được các điểm ngữ pháp trong câu khi nhìn vào sơ đồ.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về lộ trình học ngữ pháp tiếng Anh cho người mới bắt đầu. Mong rằng với những gì mà 4Life English Center (e4Life.vn) mạng lại sẽ giúp bạn tạo cho riêng mình những kế hoạch học tập phù hợp với bản thân. Việc học luôn phải đi đôi với hành vì thế hãy bắt tay thực hiện lộ trình nào.
Tham khảo thêm:
- Lộ trình học tiếng Anh cho người mất gốc
- 4+ Cách học tiếng Anh của người Do Thái
- 14+ Phương pháp học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả