Thán từ là gì?

Nhiều bạn mới bắt đầu học tiếng Anh sẽ chưa quen với thán từ. Vậy thán từ là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết này của 4Life English Center (e4Life.vn) để biết thêm được nhiều kiến thức mới nhé!

Thán từ là gì?
Thán từ là gì?

1. Thán từ là gì?

Thán từ trong tiếng Anh là chỉ sự cảm thán như Oh!, Um hoặc Ah!. Chúng không có giá trị thực sự về mặt ngữ pháp nhưng thường được sử dụng khá thường xuyên và chủ yếu là trong văn nói. Biểu đạt cảm xúc của người nói.

Thán từ thường đứng một mình và đôi khi theo sau bởi một dấu chấm than (!) khi viết.

Eg:

  • Oh my God! You are so beautiful! (Ôi trời ơi! Em đẹp quá đi à!)
  • Oh dear! (Ôi em/anh yêu!)

2. Những thán từ phổ biến trong tiếng Anh

  • Ah: Bày tỏ niềm vui, sự nhận biết điều gì, thể hiện sự cam chịu, sự bất ngờ

Ví dụ:

– Ah, that feels good. (Ah, cảm thấy cũng được đấy.)

– Ah, now I understand. (Ah, giờ tôi hiểu rồi.)

– Ah well, it can’t be helped. À vâng, điều đó không thể giúp được.

– Ah! I’ve won! (Ah! Tôi đã thắng!)

  • Alas: Bày tỏ đau buồn hay thương hại

Ví dụ:

– Alas, she’s dead now. (Than ôi, giờ cô ấy đã mất rồi.)

  • Dear: Bày tỏ sự đáng tiếc, thể hiện sự bất ngờ

Ví dụ:

– Oh dear! Does it hurt? (Oh không! Có đau không?)

– Dear me! That’s a surprise! (Trời ơi! Thật bất ngờ!)

  • Eh: Yêu cầu sự lặp lại, thể hiện sự điều tra, thể hiện sự bất ngờ, thỏa thuận mời

Ví dụ:

-It’s hot today. Eh? I said it’s hot today.
”Hôm nay trời nóng. Eh? Tôi nói là hôm nay trời nóng.

-What do you think of that, eh?
( Anh nghĩ gì về chuyện đó, eh? )

-Eh! Really? (Eh! Thật á?)

-Let’s go, eh? (Chúng ta đi, eh?)

  • Hello, Hullo: Thể hiện lời chào, bày tỏ sự ngạc nhiên

Ví dụ:

– Hello John. How are you today?
(Chào John. Hôm nay anh thế nào?)

– Hello! My car’s gone! (Úi! Xe của tôi đâu mất)

  • Hey: Kêu gọi sự chú ý, thể hiện niềm vui, bất ngờ,…

Ví dụ:

– Hey! Look at that! (Hey! Nhìn kìa!)

– Hey! What a good idea! (Hey! Ý kiến hay đấy!)

  • Hi: Thể hiện lời chào

Ví dụ:

– Hi! What’s new? (Chào! Có gì mới không?)

  • Hmm: Bày tỏ sự do dự, nghi ngờ hoặc bất đồng

Ví dụ: – Hmm. I’m not so sure. (Hmm. Tôi không chắc lắm.)

  • Oh, o: Bày tỏ sự ngạc nhiên, thể hiện nỗi đau, bày tỏ sự cầu xin

Ví dụ:

– Oh! You’re here! (Ồ! Bạn đây rồi!)

– Oh! I’ve got a toothache. (Oh! Tôi bị đau răng.)

– Oh, please say “yes”! (Oh, làm ơn nói có đi!)

  • Ouch: Thể hiện nỗi đau

Ví dụ:

– Ouch! That hurts! (Ouch! Đau thật!)

  • Uh: Bày tỏ sự do dự

Ví dụ:

– Uh…I don’t know the answer to that.
(Uh…Tôi không biết câu trả lời về chuyện đó.)

  • Uh-huh: Thể hiện sự đồng ý

Ví dụ:

– “Shall we go?” “Uh-huh.” (“Ta đi chứ?” “Uh-huh.”)

  • Well: Bày tỏ sự ngạc nhiên, đưa ra một nhận xét

Ví dụ:

– Well I never! (Ồ tôi không biết!)

– Well, what did he say? (Vâng, anh ấy đã nói gì?)

  • Um, umm: Bày tỏ sự do dự

Ví dụ:

– 85 divided by 5 is…um…17. (85 chia cho 5 là…um…17.)

3. Khi nào nên sử dụng thán từ?

Khi nào nên sử dụng thán từ?
Khi nào nên sử dụng thán từ?

Chúng ta thường bắt gặp thán từ hay xuất hiện trong các bài văn hoặc trong giao tiếp, nói chuyện đời thường. Đôi khi sẽ sử dụng thán từ để trình bày và bộc lộ cảm xúc của người nói hoặc người viết. Khiến cho người đọc hoặc người nghe cảm thấy câu chuyện chúng ta muốn truyền tải có sự sinh động và thú vị hơn. Mang lại hiệu quả truyền đạt cao.

Tuy nhiên thán từ không phải lúc nào cũng có thể sử dụng. Nó không xuất hiện trong các văn bản học thuật, thuyết trình, tài liệu khoa học gọi chung là những văn bản mang tính chất trang trọng.

Trong các cuộc hội thoại, trò chuyện đời thường là nơi thán từ hoạt động mạnh nhất. Thán từ trong các cuộc hội thoại sẽ giúp người nói thể hiện cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận.. nhưng nếu lạm dụng, sử dụng quá nhiều sẽ thể hiện là người thiếu nghiêm túc, tạo cảm giác khó chịu với người đối diện. Do đó bạn nên điều chỉnh cách sử dụng thán từ sao cho hợp lý.

Trên đây là giải đáp những thắc mắc về thán từ là gì của 4Life English Center (e4Life.vn) hy vọng sẽ có ích cho bạn. Chúc bạn đạt được điểm cao trong các kỳ thi sắp tới.

Đánh giá bài viết
[Total: 15 Average: 5]
Có thể bạn quan tâm
You cannot copy content of this page