Biểu đồ Pie Chart là dạng câu hỏi thường gặp trong IELTS Writing Task 1. Tại bài viết dưới đây, trung tâm dạy IELTS Đà Nẵng 4Life English Center (e4Life.vn) sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bài IELTS Writing Task 1 Pie Chart chi tiết để giúp bạn dễ dàng đạt điểm cao!
1. Tổng quan về IELTS Writing Task 1 Pie Chart
1.1. Pie Chart trong IELTS Writing Task 1 là gì?
- Về định nghĩa IELTS Writing Task 1 Pie Chart:
IELTS Writing Task 1 Pie Chart là dạng biểu đồ sử dụng để trình bày thông tin hay thông số của một khu vực địa lý ( vùng/quốc gia/nơi chốn ) tại các thời điểm khác nhau. Bên cạnh đó, biểu đồ còn dùng để biểu diễn, so sánh sự khác biệt của các chủ thể ( quốc gia, thành phố, giới tính, ect,..) tại cùng một thời gian. Hoặc cũng có thể khác thời gian.
- Về hình thức:
Pie Chart có dạng biểu đồ hình tròn bao gồm các phần được chia nhỏ có màu sắc/ký hiệu khác nhau. Tương ứng với từng đối tượng được đem ra so sánh, phân tích. Bên cạnh biểu đồ thường có chú thích để giải thích rõ hơn về từng đối tượng. Và đơn vị thường gặp đối với dạng biểu đồ này là phần trăm.
1.2. Cấu trúc bài IELTS Writing Task 1 Pie Chart
Cấu trúc của một bài IELTS Writing Task 1 Pie Chart thông thường sẽ là:
- Đoạn 1: Overview: Câu diễn giải tổng quan ( chú ý đọc kỹ tiêu đề) và áp dụng paraphrase.
- Đoạn 2: Nêu tổng quan chung chung về bài viết cùng với các thông tin/thông số cần thiết để thể hiện được sự so sánh,… Thông thường là sẽ là chọn lọc ý chính
- Đoạn 3: Phân tích cụ thể – Chia ra làm thành hai đoạn. Phân tích chi tiết cho hai ý chi tiết.
1.3. Các dạng bài IELTS Writing Task 1 Pie Chart
1.3.1. Dạng Pie Chart 1 hình tròn
1.3.1.1. Định nghĩa biểu đồ 1 hình tròn
- Dạng biểu đồ một hình tròn là dạng bài cơ bản nhất trong tất cả các dạng IELTS Writing Task 1 Pie Chart. Tuy nhiên đây cũng là dạng bài hiếm gặp nhất trong các đề thi IELTS ũng bởi vì độ dễ có nó.
- Biểu đồ một hình tròn sẽ được kết hợp với một biểu đồ loại khác. Và có thể sẽ là sự kết hợp với biểu đồ đường hoặc là cột để tạo nên dạng biểu đồ Mixed.
1.3.1.2. Cách viết biểu đồ 1 hình tròn
Khi gặp dạng này 4Life English Center lưu ý :
- Miêu tả các phần (sections) trong pie chart này
- So sánh các phần đó
4Life English Center lấy ví dụ như, section nào chiếm phần nhiều/ít nhất, các sections nào nhiều/ít hơn.
1.3.2. Dạng Pie Chart nhiều hình tròn
Dạng bài Pie Chart gồm nhiều hình tròn sẽ có hai dạng:
1.3.2.1. Biểu đồ hình tròn có yếu tố thời gian
- Mỗi biểu đồ trình bày thông tin của một năm/tháng
- Khi gặp pie chart có yếu tố thời gian việc miêu tả về sự thay đổi theo thời gian (trends/changes) là vô cùng quan trọng.
- Phần nào tăng lên, phần nào giảm xuống.
- Tăng/giảm nhiều hay ít, có đáng kể không.
- Phần nào không hề thay đổi
4Life English Center xét ví dụ:
1.3.2.2. Biểu đồ hình tròn không có yếu tố thời gian
Không có sự so sánh các mốc thời gian khác nhau giữa các biểu đồ. Mỗi biểu đồ sẽ môt tả một đối tượng như một quốc gia, thành phố,..
2. Cách làm bài IELTS Writing Task 1 Pie Chart
2.1. Cách làm bài Pie Chart có yếu tố thời gian
- Đối với dạng bài IELTS Writing Task 1 Pie Chart có yếu tố về thời gian thì bản chất sẽ giống với dạng bài Line Graph. Đồng nghĩa với việc sẽ phải mô tả, so sánh, phân tích xu hướng tăng trưởng, giảm, thay đổi, dao động,…của đối tượng theo từng mốc thời gian khác nhau.
- Sẽ có hai cách chia hai đoạn thân bài đối với dạng bài Pie Chart có yếu tố thời gian
- Cách 1: Chia theo năm tháng
- Cách 2: Chia theo đối tượng
Theo như đề bài 4Life English Center cho ở trên thì nếu dùng cách chia theo cách 1 – chia theo năm tháng sẽ viết như sau:
- Body 1: Viết biểu đồ số 1 năm 1995 (so sánh số liệu năm 1995, theo thứ tự lớn đến bé hoặc ngược lại)
- Body 2: Viết biểu đồ số 2 năm 2005
Với đề mẫu như trên, nếu làm cách 2 – chia theo đối tượng thì ví dụ cách làm sẽ như sau:
- Body 1: đề cập đến 2 categories lớn nhất là gas và coal ở cả 2 năm. Qua 2 năm đó thì số liệu của 2 categories này gần như không thay đổi. Nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả biểu đồ
- Body 2: Miêu tả những mục khác (nuclear, petro và other), trong nhắc tới phần nuclear tăng ở năm 2005 nên làm phần trăm của petro giảm.
==> Tìm hiểu về khóa học thi IELTS Online cam kết đầu ra 6.5+ tại 4Life English Center
2.2. Cách làm bài Pie Chart không có yếu tố thời gian
Đối với các dạng không có yếu tố thời gian, các bạn sẽ chỉ được sử dụng duy nhất các từ chỉ sự so sánh giữa các chủ thể với nhau. Thay vì mô tả xu hướng tăng, giảm, dao động,…như đối với dạng Pie Chart có yếu tố thời gian.
Ở dạng bài này, cũng sẽ có hai cách viết Pie Chart không có yếu tố thời gian:
- Cách 1: Miêu tả thông tin trên từng biểu đồ, sau đó liên hệ các biểu đồ với nhau
- Đoạn 1: Miêu tả biểu đồ 1
- Đoạn 2: Miêu tả biểu đồ 2, liên hệ và so sánh với biểu đồ 1
- Cách 2: Viết về những tương đồng và khác biệt của các charts.
Để dễ hiểu,xét ví dụ minh họa cho cách viết thứ 2:
- Body 1: Phân tích 2 vấn đề housing và food (là 2 vấn đề lớn nhất) ở 2 nước
- Body 2: Phân tích những vấn đề còn lại. Mục ‘other’ luôn được nhắc đến sau cùng
- Transport chiếm 20 % ở Malaysia và gấp đôi so với Nhật
- Healthcare chiếm phần ít nhất, tương đồng ở cả 2 nước.
- Những vấn đề khác chiếm phần tương đối nhiều, khoảng 26 – 29 % ở cả 2 nước.
3. Lưu ý khi làm bài IELTS Writing Task 1 Pie Chart
- Lưu ý về sử dụng thì :
- Dựa theo khoảng thời gian để xác định lựa chọn thì sử dụng chính xác. Nên chú ý một số giới từ sử dụng:
- In the year + năm: chỉ cho năm trong quá khứ hoặc trong năm được nhắc tới.
- By + năm: chỉ từ năm nào đó đến năm hiện tại, mô tả sự thay đổi trong 1 khoảng thời gian
- Số có thể được thay thế bằng số. Ví dụ: over the sixty-year period = over the 60 year period
- Các từ miêu tả cho pie chart như accounts for/comprises of/ represents…
- Sẽ hay hơn nếu bạn sử dụng các cụm từ liên kết: in contrast to, respectively, It is envisaged…
- Các từ vựng giúp mô tả thêm: over half, just over, jump to, drop to
4. Mẫu bài IELTS Writing Task 1 Pie Chart
Lấy ví dụ về một bài mẫu hoàn chỉnh cho dạng Pie Chart
The charts below give information about the percentage of world forest and also the percentage of timber in five different regions.
The pie charts detail the distribution of global forest and also the percentage of timber in five different continents namely South America, Africa, Asia, Europe and North America. Overall, North America accounted for the highest proportions of both forest and timber production. It is also clear that Africa, despite having the largest forest cover among the five given continents, produced the smallest amount of timber.
Regarding the first pie chart, Africa constituted 27% of the total global forest, making it the most heavily forested region. North America had around 25%, and the forest cover rates of Europe, South America and Asia were a little bit less, with the figures amounting to 18%, 16% and 14% respectively.
Moving on to the second pie chart, North America produced the most timber at around 30%, which was followed by South America (23%), Europe (20%) and Asia (18%). Meanwhile, Africa’s timber production made up a negligible 9%, ranking last among the given regions.
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách làm bài IELTS Writing Task 1 Pie Chart có kèm ví dụ và lời giải. Hy vọng bài viết đã cung cấp các thông tin chi tiết và hữu ích liên quan đến dạng bài này đến bạn nhằm giúp bạn có thể làm bài một cách tốt hơn. 4Life English Center (e4Life.vn) chúc bạn học tập tốt!